Một số lưu ý đối với bệnh nhân tiểu đường khi điều trị nha khoa

1. Nói rõ tình trạng bệnh lí hiện thời với bác sĩ trực tiếp điều trị nha khoa.

2. Nên sắp xếp lịch hẹn vào buổi sáng.

3. Sử dụng thuốc (nếu cần) và ăn uống bình thường trước khi tới nha sĩ.

4. Nên dự phòng sẵn đồ ngọt hay kẹo trong túi.

5. Xét nghiệm thử lượng đường trong máu.

6. Nếu thấy lượng đường trong máu bất ổn, nên ngưng ngay việc điều trị.

7. Đưa cho bác sĩ xem danh sách thuốc bạn đang sử dụng. 

8. Phải luôn luôn tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

9. Người bệnh tiểu đường sẽ lâu làn thương hơn người bình thường nên đăc biệt chú ý chăm sóc vết thương hậu phẫu.

Dự phòng và điều trị những bệnh răng miệng ở người lớn tuổi 

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng người lớn tuổi là một thách thức cho nha sĩ vì ngoài  kiến thức chuyên môn, người nha sĩ cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm sinh lí, những bệnh lí mãn tính và tình trạng sức khỏe tổng quát để chọn phương pháp can thiệp Nha khoa thích hợp. Kiểm soát chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt là điều kiện tốt giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi. Chế độ ăn uống căn bằng hợp lí, không nên sử dụng quá nhiều  thức ăn chế biến sẵn, các thức ăn giàu bột đường và dễ lên men. 

Vệ sinh răng miệng: loại trừ mảng bám răng được xem là phương pháp hiệu quả trong dự phòng. Một số người lớn tuổi giảm khả năng hoạt động và sự khéo léo nên giảm hiệu quả kiểm soát mảng bám. Hơn nữa, do tụt nướu lộ mặt chân răng với nhiều hình thể phức tạp: lõm, rãng, khe, đặc biệt vùng chia chân răng rất khó chải rửa. Đây là đối tượng có khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Do vậy cần khám răng định kì để bác sĩ lấy sạch vôi răng, mảng bám vi khuẩn. Đồng thời cần phải sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như: bàn chải tự động hay máy rửa răng.   

1. Kiểm soát bệnh sâu răng Hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp, giữ gìn vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám, dùng kem đánh răng có flour. Chữa trị các răng sâu thường dùng vật liệu trám GIC (glass ionomer cement). Đây là vật liệu dán tốt trên bề mặt răng, ít kích thích tủy và có khả năng phóng thích flour bảo vệ răng, ức chế vi khuẩn tạo mảng bám.   

2. Điều trị bệnh nha chuCạo vôi răng, lấy sạch mảng bám, cạo láng gốc răng, nạo túi nha chu.   

3. Chăm sóc sự mòn răng Mòn răng làm ê buốt răng, tăng lực nhai lên răng, mất điểm tiếp xúc của các răng kế nhau đưa đến hậu quả nhồi nhét thức ăn làm trầm trọng bệnh nha chu. Tùy theo mức độ mòn và ê buốt sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như thuốc chống ê hay làm phục hình răng   

4. Nhổ răng và phẫu thuật miệngNhổ răng là yêu cầu thường gặp vì răng lung lay do nha chu, ngoài ra còn phẫu thuật các u nhú hay điều chỉnh xương để chuẩn bị làm hàm giả. Cần kiểm soát các bệnh mãn tính (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,..) trước khi nhổ răng, phẫu thuật. Cần can thiệp nhẹ nhàng, chăm sóc hậu phẫu tốt để ngừa bội nhiễm.   

5. Phục hình răng Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi rất cao, số răng mất tỉ lệ với số tuổi. Cần phục hình lại răng với các lí do sau: thẩm mỹ, ăn nhai và giao tiếp xã hội. Có nhiều loại phục hình tùy thuộc vào từng tình trạng mất răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và tình trạng sức khỏe tống quát, mong muốn của bệnh nhân cũng như khả năng tài chính. 

Chăm sóc và vệ sinh hàm giả 

1. Sau mỗi bữa ăn, nên tháo hàm giả ra, vệ sinh sạch sẽ và vệ sinh nướu răng 2 lần 1 ngày.

2. Chà sạch hàm giả bằng bàn chải mềm với xà phòng không chứa những chất làm mòn hàm giả. Không nên sử dụng kem đánh răng thông thường hay các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy để vệ sinh hàm giả vì rất dễ làm hàm giả bị mòn.

3. Tháo hàm giả vào ban đêm và ngâm trong ly nước, nên sử dụng thêm thuốc ngâm hàm.

4. Khi chùi rửa hàm giả, nên để trên miếng vải mền hoặc ngâm trong nước, đề phòng trường hợp lỡ tay làm rơi hàm.

5. Nếu có vết nứt hay hàm giả gây cảm giác khó chịu, hãy đến nha sĩ để được chỉnh sửa lại.   

Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi 

1. Sự thay đổi ở niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng trở nên mỏng, nhẵn, khô, giảm tính đàn hồi, dễ bị thương nhưng lâu lành. Đặc biệt, sự thay đổi của tuyến nước bọt: quá trình lão hóa làm cho các nhu mô tuyến giảm dần mà thay vào đó là mô mỡ và mô liên kết, do đó làm giảm tiết nước bọt và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, cảm giác nóng bỏng miệng,...

Sự thay đổi ở răng: răng trở nên sậm màu, giòn, dễ nứ

2. Bệnh sâu răng Ở người lớn tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nah chu và tình trạng khô miệng. Nguyên nhân bệnh sâu răng: do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.   

3. Bệnh nha chu Bệnh nha chu là vấn đề lớn đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi.   

4. Bệnh loạn năng thái dương hàm Tình tạng biến đổi thoái hóa, viêm xương - khớp, mất răng lâu ngày không được phục hồi là nguyên nhân phổ biến gây nên những tổn thương trên diện hớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm. 

Triệu chứng: đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp.  

5. Khô miệng Quá trình tích tuổi làm thay đổi tuyến nước bọt, nước bọt nhầy và quánh hơn, dễ tạo mảng bám, tạo mọi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. 

Nguyên nhân: giảm tiết nước bọt do tiểu đường,  viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô, do xạ trị vùng đầu, mặt,... Thiếu nước bọt làm cho môi nóng bỏng, lưỡi nứt, niêm mạc miệng khô, dày trắng và hôi, làm lưu giữ thức an, nhai nuốt khó khăn vì nước bọt rất cần thiết để làm trơn và đóng viên thức ăn.   

6. Mòn răng và ê buốt răng Nguyên nhân Sinh lí: thời gian sử dụng 

Thực phẩm: nhiều chất xơ và acid   

Chải răng không đúng phương pháp Nghiến răng Hậu quả Đau khớp, gãy răng, đau khớp thái dương hàm, khó ăn nhai   

7. Ung thư miệng 50% ung thư miệng di căn khi phát hiện nên tỉ lệ sống sót thấp. Yếu tố, nguy cơ: thuốc lá, ăn trầu, uống rượu. 60% ung thư miệng liên quan đến ăn trầu và uống rượu. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người già có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.Để chăm sóc răng miệng, người 

Cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau: 

1. Dinh dưỡng hợp lý: Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

2. Phòng bệnh nha chu:  Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm.   

3. Làm răng giả nếu mất răng:  Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng. Khi đã có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.   

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người già có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.Để chăm sóc răng miệng, người cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:   

1. Dinh dưỡng hợp lý: Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng. Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.  

2. Phòng bệnh nha chu:  Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi. Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm.   

3. Làm răng giả nếu mất răng:  Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng. Khi đã có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.

Để được Khám răng và Tư vấn trực tiếp (miễn phí) xin vui lòng đến :

 Trung tâm Nha khoa BẢO NHA

Địa chỉ : 232 đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Điện thoại : (84 8) 388 00 576 - (84 8) 388 00 578

Hoặc liên hệ qua số HOTLINE : 094.499.9888