Một phần lý do đó chính là trẻ chưa quen với một môi trường mới có nhiều người lạ. Trẻ nhìn thấy các bệnh nhân khác tỏ vẻ đau đớn. Không gian phòng nha thường có màu chủ đạo là màu trắng, vật dụng nha khoa khá cứng nhắc và mang màu sắc lạnh khiến cho trẻ không cảm thấy thích thú. Phần nữa dẫn đến lý do sợ hãi của trẻ và có tác động trực tiếp đến việc chỉnh nha chính là những trải nghiệm không mấy vui vẻ và thú vị sẽ tạo một phản xạ có điều kiện ở trẻ là “không muốn quay lại phòng khám”.

Vì vậy, vai trò của nha sĩ và cha mẹ trong việc giúp trẻ kiểm soát sợ hãi là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần phải loại bỏ những tưởng tượng không tốt như: hình ảnh của trẻ sẽ xấu xí, bị chê cười hay chế nhạo, sự đau đớn bác sĩ nha đem lại…

Nếu như ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc không tạo ấn tượng tốt cho trẻ thì cha mẹ nên làm cho trẻ quên đi sự sợ hãi bằng cách là thưởng cho trẻ một món đồ chơi hoặc tới nơi vui chơi trẻ thích. Điều này làm trẻ nhanh chóng quên đi sự sợ hãi và khi quay trở lại phòng nha những lần kế tiếp trẻ sẽ vượt qua sự sợ hãi bằng việc tưởng tưởng đến phần thưởng cha mẹ dành cho mình sau đó. Hoặc trước khi đưa trẻ tới phòng nha, cha mẹ nên có một số bài tập tâm lý ở nhà như cùng trẻ chơi trò chơi bác sĩ, bố mẹ là bệnh nhân để trẻ khám và từ đó đưa ra những bài học về tâm lý không sợ hãi khi tiếp xúc với nha sĩ. Hãy luôn dành những lời khen ngợi để trẻ có thêm niềm tin vào bản thân mình. Và khi niềm tin ấy được củng cố, trẻ sẽ hào hứng vào các hoạt động với nha sĩ và về lâu dài sẽ tạo cho trẻ có thói quen đối diện với sự sợ hãi.